Để đảm bảo được chất lượng đầu ra tốt, sản phẩm lên màu đẹp, bền màu thì cần các yếu tố máy in màu, giấy chuyển nhiệt, máy ép, vật liệu, kỹ thuật và không thể thiếu yếu tố mực in. Mực in trong in chuyển nhiệt hoạt động theo cơ chế thăng hoa từ thể rắn sang thể khí, khi đang chịu áp lực ép của máy ép và chuyển thành thể khí sẽ giúp mực thẩm thấu vào vật liệu in tạo thành hình in chuyển giống như chúng ta thường thấy. Vai trò của mực in cực kỳ quan trọng trong các yếu tố kỹ thuật. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về cách phân biệt các loại mực in chuyển nhiệt.
Mực in chuyển nhiệt gốc nước
Mực in chuyển nhiệt gốc nước được chế tạo từ thành phần xenluloza chiết suất từ vải sợi bông, đay, mây tre, gỗ, vải lụa, gai, chiếu cói, mực này có khả năng hòa tan vào nước ở nhiệt độ thường. Khi sử dụng mực in chuyển nhiệt gốc nước, người ta có thể để nó khô tự nhiên mà không cần tác động của các yếu tố nhiệt độ hay ánh sáng.
Mực in chuyển nhiệt gốc dầu
Mực in chuyển nhiệt gốc dầu là loại mực được chiết xuất từ dầu mỏ và qua các khâu xử lý chung gian để tạo ra nhiều dòng mực khác nhau như: mực UV, mực Plastisol và mực eco-solven.
- Mực in chuyển nhiệt UV: Là loại mực sau khi được in sẽ được làm khô bằng cách chiếu tia UV, mực này có khả năng bám dính tốt, phù hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau.
- Mực plastisol: Mực này khi in tạo lên những bề mặt in đẹp, bóng, độ bền cao.
- Mực in Pigment UV: Đây là dòng mực in kháng nước gốc dầu được tăng cường thêm UV nhằm chống lại những tác động của môi trường mang lại những mầu sắc bền bỉ và chân thực.
Mực in Sublimation
Đây là loại mực chuyên để in áo thun sáng màu, có khả năng thăng hoa rất tốt giúp các phần tử mực thẩm thấu và bám sâu vào bên trong vật liệu cần in. Mực sublimation giúp in ra sản phẩm có màu sắc nét, sống động và có độ bền tuyệt vời.
Cơ bản đây là một số dòng mực chính được sử dụng trong in chuyển nhiệt, tùy theo mục đích sử dụng mà người sử dụng có lựa chọn phù hợp.